Diễn đàn trường THCS Lê Lợi - Hà Đông - Hà Nội
๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Le Loi Secondary school♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
Chào các bạn!Đây là diễn đàn của THCS Lê Lơị.Chúc các bạn vui vẻ!
Nếu bạn chưa là thành viên của forum, hãy xem bài viết này ==>>CLICK HERE!!
Mời đăng nhập hoặc đăng kí thành viên để tiếp tục^^!
Diễn đàn trường THCS Lê Lợi - Hà Đông - Hà Nội
๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑ (¯`•♥Le Loi Secondary school♥•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑
Chào các bạn!Đây là diễn đàn của THCS Lê Lơị.Chúc các bạn vui vẻ!
Nếu bạn chưa là thành viên của forum, hãy xem bài viết này ==>>CLICK HERE!!
Mời đăng nhập hoặc đăng kí thành viên để tiếp tục^^!
Diễn đàn trường THCS Lê Lợi - Hà Đông - Hà Nội

Le Loi secondary school


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

huyen.zizie

huyen.zizie
LL-ers tích cực
LL-ers tích cực
A. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
I. Cấu trúc
Chương trình hoá học lớp 11 ban cơ bản và ban nâng cao bao gồm những nội dung sau:
1. Lí thuyết chủ đạo được dùng làm cơ sở để nghiên cứu các chất vô cơ và hữu cơ
- Sự điện li: Sự điện li, chất điện li. Axit, bazơ, muối. Sự điện li của nước, khái niệm về pH. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Đại cương về hoá học hữu cơ: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, danh pháp hợp chất hữu cơ. Phương pháp phân tích nguyên tố. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Phản ứng hữu cơ ...
2. Hoá học vô cơ
Tiếp tục nghiên cứu các nhóm nguyên tố phi kim:
- Nhóm nitơ (Nhóm VA)
- Nhóm cacbon (Nhóm IVA)
3. Hoá học hữu cơ
- Hiđrocacbon no (Ankan và Xicloankan)
- Hiđrocacbon không no (Anken, Ankađien, Ankin)
- Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (Benzen và dãy đồng đẳng, một số hiđrocacbon thơm khác ...)
- Ancol. Phenol
- Anđehit. Xeton
- Axit cacboxylic
II. Nội dung chương trình và kế hoạch dạy học
1. Kế hoạch dạy học
Ban cơ bản: 2 tiết x 35 tuần = 70 tiết

Ban nâng cao: 2,5 tiết x 35 tuần = 87,5 tiết
2. Nội dung chương trình


Ban cơ bản
Chương 1: Sự điện li
1. Sự điện li
- Hiện tượng điện li
- Phân loại các chất điện li
2. Axit - Bazơ - Muối
- Axit: Định nghĩa (theo Areniut), axit nhiều nấc.
- Bazơ: Định nghĩa (theo Areniut).
- Hiđroxit lưỡng tính.
- Muối: Định nghĩa, sự điện li của muối trong nước.
3. Sự điện li của nước - pH - Chất chỉ thị axit - bazơ
- Nước: Sự điện li của nước, tích số ion của nước, ý nghĩa
- Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion: Phản ứng tạo thành chất kết tủa, phản ứng tạo thành chất điện li yếu, phản ứng tạo thành chất khí.
Luyện tập
Thực hành

Ban nâng cao
Chương 1: Sự điện li
1. Sự điện li
- Hiện tượng điện li
- Cơ chế của quá trình điện li
2. Phân loại các chất điện li
- Độ điện li
- Chất điện li mạnh và chất điện li yếu: Chất điện li mạnh, chất điện li yếu (cân bằng điện li, ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li).
3. Axit - Bazơ - Muối
- Axit và bazơ theo thuyết Areniut (định nghĩa, axit nhiều nấc và bazơ nhiều nấc, hiđroxit lưỡng tính).
- Axit và bazơ theo thuyết Bronstet (định nghĩa, ưu điểm của thuyết Bronstet).
- Hằng số phân li axit và bazơ.
- Muối (định nghĩa, sự điện li của muối trong nước).
4. Sự điện li của nước - pH - Chất chỉ thị axit - bazơ
- Nước: Sự điện li của nước, tích số ion, ý nghĩa
- Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion: Phản ứng tạo thành chất kết tủa, phản ứng tạo thành chất điện li yếu, phản ứng tạo thành chất khí.
- Phản ứng thuỷ phân của muối: Khái niệm về sự thuỷ phân, phản ứng thuỷ phân muối.
Luyện tập
Thực hành

Ban cơ bản
Chương 2: Nitơ - Phôtpho
1. Nitơ
- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính oxi hoá, tính khử)
- ứng dụng. Trạng thái tự nhiên. Điều chế
2. Amoniac. Muối amoni
- Amoniac: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính bazơ, tính khử). ứng dụng. Điều chế.
- Muối amoni: Tính chất vật lí, tính chất hoá học.
3. Axit nitric. Muối nitrat
- Axit nitric: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính axit, tính oxi hoá). ứng dụng. Điều chế.
- Muối nitrat: Tính chất vật lí, tính chất hoá học. Nhận biết ion nitrat. ứng dụng. Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
4. Phôtpho
- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính oxi hoá, tính khử).
- ứng dụng. Trạng thái tự nhiên. Điều chế.
5. Axit photphoric. Muối photphat
- Axit photphoric: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng.
- Muối photphat: Tính tan. Nhận biết ion photphat.
6. Phân bón hoá học: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.
Luyện tập
Thực hành

Ban nâng cao
Chương 2: Nhóm nitơ
1. Khái quát về nhóm nitơ
- Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn.
- Tính chất chung: Cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất, các hợp chất.
2. Nitơ
- Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính oxi hoá, tính khử)
- Trạng thái tự nhiên. ứng dụng. Điều chế
3. Amoniac. Muối amoni
- Amoniac: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính bazơ, khả năng tạo phức, tính khử). ứng dụng. Điều chế.
- Muối amoni: Tính chất vật lí, tính chất hoá học.
4. Axit nitric. Muối nitrat
- Axit nitric: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính axit, tính oxi hoá). ứng dụng. Điều chế.
- Muối nitrat: Tính chất vật lí, tính chất hoá học. Nhận biết ion nitrat. ứng dụng. Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
5. Phôtpho
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính oxi hoá, tính khử).
- Trạng thái tự nhiên. ứng dụng. Điều chế.
6. Axit photphoric. Muối photphat
- Axit photphoric: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính axit, tính không bền đối với nhiệt). ứng dụng. Điều chế.
- Muối photphat: Tính tan, phản ứng thuỷ phân. Nhận biết ion photphat.
7. Phân bón hoá học: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.
Luyện tập
Thực hành

Ban cơ bản
Chương 3: Cacbon - Silic
1. Cacbon
- Vị trí. Cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính khử, tính oxi hoá).
- ứng dụng. Trạng thái tự nhiên. Điều chế.
2. Hợp chất của cacbon
- Cacbon monooxit: Tính chất vật lí, tính chất hoá học (oxit trung tính, tính khử), điều chế.
- Cacbon đioxit: Tính chất vật lí, tính chất hoá học (oxit axit), điều chế.
- Axit cacbonic. Muối cacbonat: Tính axit, tính chất hoá học của muối cacbonat, ứng dụng.
3. Silic. Hợp chất của silic
- Silic: Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính khử, tính oxi hoá), trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế.
- Hợp chất của silic: Silic đioxit (oxit axit). Axit silixic (axit yếu). Muối silicat.
4. Công nghiệp silicat
- Thuỷ tinh: Thành phần hoá học, tính chất, một số loại thuỷ tinh.
- Đồ gốm: Gạch ngói, sành sứ.
- Xi măng: Thành phần hoá học, sản xuất.
Luyện tập

Ban nâng cao
Chương 3: Nhóm cacbon
1. Khái quát về nhóm cacbon
- Vị trí của nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn.
- Tính chất chung: Cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và hợp chất.
2. Cacbon
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính khử, tính oxi hoá).
- ứng dụng. Trạng thái tự nhiên. Điều chế.
3. Hợp chất của cacbon
- Cacbon monooxit: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (oxit trung tính, tính khử mạnh), điều chế.
- Cacbon đioxit: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học (oxit axit, tính oxi hoá yếu), điều chế.
- Axit cacbonic. Muối cacbonat: Axit cacbonic: tính axit, khả năng tạo muối. Muối cacbonat: tính tan, tính chất hoá học, ứng dụng.
4. Silic. Hợp chất của silic
- Silic: Tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính khử, tính oxi hoá), trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế.
- Hợp chất của silic: Silic đioxit (oxit axit). Axit silixic (axit yếu). Muối silicat.
5. Công nghiệp silicat
- Thuỷ tinh: Thành phần hoá học, tính chất, một số loại thuỷ tinh.
- Đồ gốm: Gạch ngói (gạch ngói thường, gạch ngói chịu lửa), sành sứ, men.
- Xi măng: Thành phần hoá học, sản xuất.
Luyện tập

Ban cơ bản
Chương 4: Đại cương về hoá hữu cơ
1. Mở đầu về hoá học hữu cơ
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ: Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
- Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ: Cấu tạo, tính chất.
- Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.
2. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Công thức đơn giản nhất.
- Công thức phân tử.
3. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
- Công thức cấu tạo.
- Thuyết cấu tạo hoá học.
- Đồng đẳng. Đồng phân.
- Liên kết hoá học: Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
4. Phản ứng hữu cơ
- Phân loại phản ứng hữu cơ: Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.
- Đặc điểm của phản ứng hoá học hữu cơ.
Luyện tập

Ban nâng cao
Chương 4: Đại cương về hoá học hữu cơ
1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ: Chưng cất, chiết, kết tinh.
2. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ
- Phân loại hợp chất hữu cơ (hiđrocacbon, dẫn xuất của hiđrocacbon). Nhóm chức.
- Danh pháp hợp chất hữu cơ: Tên thông thường, tên hệ thống theo danh pháp IUPAC (Tên gốc - chức, tên thay thế).
3. Phân tích nguyên tố
- Phân tích định tính: Xác định các nguyên tố C, H, N, Halogen.
- Phân tích định lượng: Định lượng C, H, N, Halogen.
4. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Công thức đơn giản nhất.
- Công thức phân tử.
5. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
- Thuyết cấu tạo hoá học: Nội dung thuyết. Đồng đẳng. Đồng phân.
- Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ: Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
- Các loại công thức cấu tạo: Công thức khai triển, công thức thu gọn, công thức thu gọn nhất.
- Đồng phân cấu tạo. Đồng phân lập thể.
6. Phản ứng hữu cơ
- Phân loại phản ứng hữu cơ: Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.
- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị: Phân cắt đồng li, phân cắt dị li.
Luyện tập

Ban cơ bản
Chương 5: Hiđrocacbon no (Ankan)
1. Ankan
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp (ankan không phân nhánh và ankan phân nhánh).
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
2. Xicloankan
- Cấu tạo.
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cộng mở vòng, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Ban nâng cao
Chương 5: Hiđrocacbon no (Ankan)
1. Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp
- Đồng đẳng. Đồng phân (đồng phân mạch cacbon), bậc cacbon.
- Danh pháp: Ankan không phân nhánh và ankan phân nhánh (IUPAC).
2. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí
- Cấu trúc phân tử: Sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian (mô hình phân tử, cấu dạng).
- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, nóng chảy, khối lượng riêng ...
3. Tính chất hoá học. Điều chế. ứng dụng
- Tính chất hoá học: Phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá.
- Điều chế. ứng dụng.
4. Xicloankan
- Cấu trúc. Đồng phân. Danh pháp
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cộng mở vòng, phản ứng oxi hoá).
- Điều chế. ứng dụng.
Luyện tập

Ban cơ bản
Chương 6: Hiđrocacbon không no
1. Anken
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp (tên thông thường, tên hệ thống).
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (phản ứng cộng hiđro, halogen, phản ứng cộng HX; phản ứng trùng hợp; phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
2. Ankadien
- Định nghĩa. Phân loại.
- Tính chất hoá học: Phản ứng cộng (hiđro, halogen, hiđro halogenua), phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hoá.
- ứng dụng. Điều chế.
3. Ankin
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp (tên thông thường, tên hệ thống).
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập

Ban nâng cao
Chương 6: Hiđrocacbon không no
1. Anken
- Đồng đẳng. Danh pháp.
- Cấu trúc. Đồng phân (đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học).
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (phản ứng cộng hiđro, phản ứng cộng halogen, phản ứng cộng axit, phản ứng cộng nước, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
2. Ankadien
- Phân loại. Cấu trúc phân tử.
- Tính chất hoá học: Phản ứng cộng hiđro, phản ứng cộng halogen, phản ứng cộng hiđro halogenua), phản ứng trùng hợp.
- ứng dụng. Điều chế.
3. Khái niệm về tecpen
- Thành phần. Cấu tạo. Một vài hợp chất tecpen.
- Nguồn tecpen thiên nhiên.
- ứng dụng.
4. Ankin
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp. Cấu trúc phân tử.
- Tính chất hoá học: Phản ứng cộng (hiđro, halogen, hiđro halogenua, nước, phản ứng dime và trime hoá), phản ứng thế, phản ứng oxi hoá.
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập

Ban cơ bản
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
1. Benzen và đồng đẳng của benzen
- Khái niệm về hiđrocacbon thơm.
- Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp. Cấu tạo.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá).
- Một vài hiđrocacbon thơm khác: Stiren, naphatalen (cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng trùng hợp)). ứng dụng.
2. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
- Dầu mỏ: Thành phần, khai thác, chế biến.
- Khí thiên nhiên. Khí mỏ dầu: Thành phần, ứng dụng.
- Than mỏ.
Luyện tập

Ban nâng cao
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
1. Benzen và ankyl benzen
- Khái niệm về hiđrocacbon thơm.
- Cấu trúc. Đồng đẳng. Đồng phân. Danh pháp.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học: Phản ứng thế (phản ứng halogen hoá, phản ứng nitrô hoá, quy tắc thế, cơ chế phản ứng thế), phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá.
- ứng dụng. Điều chế
2. Stiren. Naphtalen
- Stiren: Cấu tạo, tính chất hoá học (phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp, phản ứng oxi hoá), ứng dụng.
- Naphtalen: Cấu tạo, tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cộng hiđro, phản ứng oxi hoá), ứng dụng.
3. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
- Dầu mỏ: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, thành phần hoá học. Chưng cất dầu mỏ. Chế biến dầu mỏ (Phương pháp Rifominh, phương pháp Crackinh).
- Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên: Thành phần, chế biến, ứng dụng.
- Than mỏ: Chưng khô than béo, chưng cất nhựa than đá.
Luyện tập
Thực hành

Ban cơ bản
Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol
1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- Khái niệm, phân loại.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH, phản ứng hiđro halogenua).
- ứng dụng.
2. Ancol
- Định nghĩa. Phân loại. Đồng phân. Danh pháp.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (cấu tạo phân tử, phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH, phản ứng thế nhóm -OH, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
3. Phenol
- Định nghĩa. Phân loại.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (cấu tạo phân tử, phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH và ở vòng benzen).
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Thực hành

Ban nâng cao
Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol
1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- Khái niệm, phân loại. Đồng phân. Danh pháp (tên thông thường, tên gốc - chức, tên thay thế).
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH, sơ lược về cơ chế phản ứng thế; phản ứng tách hiđro halogenua, quy tắc Zaixep; phản ứng với magie).
- ứng dụng.
2. Ancol
- Định nghĩa. Cấu tạo. Danh pháp. Phân loại. Đồng phân (tên thông thường, tên thay thế).
- Tính chất vật lí. Liên kết hiđro. Tính chất hoá học (phản ứng thế hiđro của nhóm -OH, phản ứng thế nhóm -OH, phản ứng tách nước liên phân tử, phản ứng tách nước nội phân tử, phản ứng oxi hoá của ancol bậc I, II. III).
- ứng dụng. Điều chế.
3. Phenol
- Định nghĩa. Phân loại.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (tính axit, phản ứng thế ở vòng thơm, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử.).
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Thực hành

Ban cơ bản
Chương 9: Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic
1. Anđehit
- Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu tạo.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học (phản ứng cộng hiđro, phản ứng oxi hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
2. Sơ lược về xeton
- Định nghĩa. Tính chất. ứng dụng. Điều chế.
3. Axit cacboxylic
- Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu tạo.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học: tính axit, phản ứng thế nhóm -OH (phản ứng este hoá).
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Thực hành

Ban nâng cao
Chương 9: Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic
1. Anđehit và Xeton
- Định nghĩa. Cấu trúc. Phân loại. Danh pháp.
- Tính chất vật lí. Tính chất hoá học: Phản ứng cộng (cộng hiđro, cộng nước, cộng hiđro xianua), phản ứng oxi hoá (tác dụng với brom, kali pemanganat, bạc nitrat), phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
- ứng dụng. Điều chế (từ ancol, hiđrocacbon).
2. Axit cacboxylic
- Định nghĩa. Phân loại. Danh pháp. Cấu trúc phân tử.
- Tính chất vật lí, liên kết hiđro. Tính chất hoá học: tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế là gốc hiđrocacbon, của nguyên tử có độ âm điện lớn; phản ứng tạo thành dẫn xuất axit (phản ứng với ancol tạo thành este và phản ứng tách nước liên phân tử); phản ứng ở gốc hiđrocacbon (phản ứng thế ở gốc no, phản ứng thế ở gốc thơm, phản ứng cộng vào gốc không no).
- ứng dụng. Điều chế.
Luyện tập
Thực hành

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất